Sự phát triển ABM sau Chiến tranh Vùng vinh trong thập niên 1990 Tên lửa chống tên lửa đạn đạo

Triển khai các ABM chiến thuật

Phát triển vào cuối thập niên 1990, đây là Lightweight Exo-Atmospheric Projectile (LEAP) gắn trên tên lửa SM-2 Block IV được sửa đổi đang trang bị cho Hải quân Mỹ

Các thử nghiệm về ABM và công nghệ ABM tiếp tục diễn ra trong thập niên 1990 có cả thất bại lẫn thành công. Tuy nhiên sau Chiến tranh Vùng vịnh, người Mỹ đã cải tiến một số hệ thống phòng không. Patriot PAC-3 được phát triển và thử nghiệm sau Chiến tranh Vùng vịnh. PAC-3 là một hệ thống được thiết kế lại hoàn toàn của hệ thống được triển khai trong chiến tranh, kể cả một tên lửa mới hoàn toàn. Hệ dẫn đường, radar cải tiến và khả năng bắn trung mục tiêu của tên lửa được cải thiện, nên xác suất tiêu diệt mục tiêu lớn hơn so với hệ thống PAC-2 ban đầu. Trong chiến dịch Iraq tự do, các tuyên bố ban đầu về Patriot PAC-3, có tỷ lệ thành công gần 100% khi đánh chặn các tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn (TBM), nhưng sau đó lại tuyên bố rằng nó chỉ đạt 70% ở Ả Rập Saudi, và 40% ở Israel.[3] Tuy nhiên một khi không có tên lửa Scud tầm xa nào của Iraq được phóng đi thì hiệu quả của PAC-3 chống lại các tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm xa không được kiểm chứng. Patriot cũng liên quan đến 3 vụ bắn nhầm mục tiêu bạn nổi tiếng, gồm có 2 vụ tên lửa của Patriot bắn trúng các máy bay của quân đồng minh và một vụ máy bay của Mỹ tấn công nhầm vào một khẩu đội Patriot.[4]

Từ năm 1992 đến năm 2000, một hệ thống chống tên lửa đạn đạo của Lục quân Mỹ mang tên Terminal High Altitude Area Defense (THAAD - tạm dịch "Phòng thủ khu vực trên độ cao lớn giai đoạn cuối) mang tính thử nghiệm đã được triển khai tại Bãi phóng tên lửa White Sands. Các cuộc thử nghiệm diễn ra đã gặp thất bại, nhưng một cuộc thử nghiệm đánh chặn thành công đã diễn ra năm 1999. Một phiên bản mới của tên lửa Hawk đã được thử vào giữa thập niên 1990 và cuối năm 1998 phần lớn các hệ thống Hawk của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã được sửa đổi để hỗ trợ khả năng chống tên lửa đạn đạo chiến trường căn bản.[5] Sau Chiến tranh Vùng vịnh, hệ thống chiến đấu Aegis đã được mở rộng bao gồm khả năng ABM. Hệ thống tên lửa Standard cũng được tăng cường và thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo. Vào cuối thập niên 1990, tên lửa SM-2 block IVA đã được thử nghiệm trong vai trò phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến trường.[6] Hệ thống Standard Missile 3 (SM-3) cũng được thử nghiệm cho vai trò của một ABM. Nmaw 2008 một tên lửa SM-3 phóng đi từ tàu tuần dương lớp Ticonderoga mang tên USS Lake Erie, đã phá hủy thành công một vệ tinh không còn hoạt động

Tiêu chuẩn Có thể phóng ra những 3 (SM-3) hệ thống đã cũng được kiểm tra (cho) một vai trò ABM. Vào 2008 một tên lửa SM-3 được giới thiệu từ một tuần dương hạm Ticonderoga- lớp, những Mỹ Hồ Erie một cách thành công chặn đứng một vệ tinh không hoạt động.[7][8]

Năm 1998, bộ trưởng quốc phòng Mỹ William Cohen đề xướng chi thêm 6,6 tỷ đô la cho chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo, nhằm xây dựng một hệ thống bảo vệ chống lại các cuộc tấn công từ Bắc Triều Tiên hay các tên lửa phóng từ Nga hay Trung Quốc.[9] Hệ thống Arrow của Israel được kiểm tra lần đầu vào năm 1990, sau Chiến tranh Vùng vịnh lần thứ nhất. Hệ thống Arrow nhận được sự hỗ trợ của Mỹ trong suốt thập niên 1990.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tên lửa chống tên lửa đạn đạo http://www.ibnlive.com/videos/27568/india-unveils-... http://www.missilethreat.com/systems/ http://www.redstone.army.mil/history/vigilant/intr... http://www.defenselink.mil/releases/release.aspx?r... http://www.navy.mil/search/display.asp?story_id=35... http://www.acq.osd.mil/dsb/reports/2005-01-Patriot... http://www.cdi.org http://www.cdi.org/issues/bmd/Patriot.html http://www.fas.org/spp/starwars/program/hawk.htm http://www.fas.org/spp/starwars/program/sm2.htm